1. Panasonic TC-P54Z1
Đây là tivi plasma có kích cỡ 54 inch và hiện đã được phân phối trên thị trường. Thiết kế siêu mảnh chỉ 1 inch (25mm) sẽ cho phép người dùng “dán” chiếc tivi này lên tường. Panasonic TC-P54Z1 hỗ trợ kết nối không dây với một hộp hỗ trợ được sản xuất kèm máy.
Tivi có độ phân giải hình ảnh chuẩn 1080p và hỗ trợ khả năng xem ảnh, video trên thẻ nhớ SD Card cùng tỷ lệ tương phản 40.000 : 1.
2. Toshiba SV670
Series sản phẩm này được sản xuất trong các kích cỡ từ 46 đến 55 inch và ứng dụng công nghệ chiếu sáng nền LED. Một trong những lý do khách hàng lựa chọn tivi plasma là khả năng thể hiện độ tương phản và hình ảnh sâu hơn LCD nhưng công nghệ chiếu sáng nền Led ứng dụng trên tivi LCD Toshiba SV670 đã khắc phục được nhược điểm trên mang đển hình ảnh sắc nét với mức tiêu thụ thấp. Với SV670 bạn sẽ thấy rõ hình ngay trong cả những vùng hiển thị tối với độ tương phản lên tới 2.000.000:1. Thiết kế khung pha lê khiến Toshiba SV670 trông vẫn hấp dẫn ngay cả khi tắt máy. Toshiba SV670 hỗ trợ khả năng giải trí đa phương tiện qua cổng kết nối USB, SD Card, xem video DivX và hệ thống âm thanh Dolby cùng hệ thống tiêu thụ năng lượng tiết kiệm Energy Star. Hiện SV670 được bán trên thị trường cỡ 46 inch giá 2.300 USD và 55 inch giá 3.000 USD.
3. Vizio VF1XVT
Đây là mẫu tvi LCD ứng dụng công nghệ chiếu sáng Led với kích cỡ 55 inch. Dự tính máy sẽ được phân phối trên thị trường vào tháng Chín tới. Khi nói đến tivi Led LCD, chúng ta sẽ phải để tâm đến 3 điều sau: chất lượng hình ảnh cao hơn, hóa đơn tiền điện thấp hơn và giá mua cao hơn. Nhưng có vẻ điều này không thực sự đúng với Vizio VF1XVT bởi giá máy chỉ có 2.200 USD (khoảng 40 triệu đồng) với màn hình lên tới 55 inch, không đắt hơn so với một chiếc LCD thông thường cùng kích cỡ. Giá máy rẻ bằng chỉ khoảng một nửa so với giá của chiếc tivi Samsung LN55A950 đã được ra mắt vào tháng 4 vừa qua.
Tương tự như các dòng tivi Led khác, Vizio VF1XVT mang đến hình ảnh có độ sâu và có tỷ lệ làm tươi màn hình 240 Hz cho hình ảnh chuyển động mịn, mượt. Máy sử dụng hệ thống âm thanh TruSurround HD của SRS Lab. Vizio cho biết người dùng có thể trải nghiệm âm thanh vòng qua chiếc tvi này mà không cần mua thêm hệ thống loa ngoài hỗ trợ.
4. Hitachi UltraVision L55S603
Tivi LCD UltraVision L55S603 có kích cỡ 55 inch. Đây là tivi có kích cỡ lớn nhất trong series sản phẩm UltraVision của hãng Hitachi. Giá bán rất cạnh tranh, 1.799 USD là điểm hấp dẫn cho người dùng lựa chọn sản phẩm này.
Người dùng có thể kết nối cùng lúc nhiều thiết bị hỗ trợ khả năng truyền tín hiệu chất lượng cao qua 5 cổng cắm HDMI được tích hợp sẵn trên sản phẩm này. Hệ thống sử dụng tiết kiệm năng lượng Energy Star và thiết kế khung viền đen sáng bóng sẽ tạo nên sự sang trọng cho căn phòng đặt tivi.
Thiết kế mỏng, trọng lượng nhẹ và dễ dàng điều chỉnh xoay để thay đổi góc nhìn hình ảnh cũng là các lợi thế lựa chọn cho người dùng đối với tivi này. Tốc độ làm tươi màn hình chỉ dừng lại ở 120 Hz trên Hitachi UltraVision L55S603.
5. Mitsubishi Unisen 249 Diamond
Tivi được sản xuất trong các kích cỡ từ 46 đến 52 inch dưới công nghệ LCD. Điểm khác biệt mà Mitsubishi Unisen 249 Diamond mang đến không chỉ là thiết kế “nuột nà” mà còn là những trải nghiệm âm nhạc chưa từng có. Hầu hết các tivi HD đều chỉ hỗ trợ hệ thống âm thanh 2 loa hay hầu hết các hệ thống âm thanh rạp hát cũng chỉ dừng lại ở 5 đến 7 loa nhưng Mitsubishi Unisen 249 Diamond lại có đến 16 loa.
" alt=""/>10 tivi HD ấn tượng nhất cho mùa hèThành tích và tình cảm dành cho mẹ của Quan khiến nhiều người Trung Quốc xúc động và tò mò về quê hương cô bé.
Người hâm mộ đang đổ xô đến quê hương của vận động viên trẻ nhất Trung Quốc tại Thế vận hội Tokyo, Quan Hongchan – người mới chỉ 14 tuổi, sau khi cô giành được Huy chương Vàng với 3 điểm 10 hoàn hảo cho màn trình diễn nhảy cầu cứng 10m vào hôm 5/8.
Tờ Thời báo Hoàn cầuđưa tin, việc đổ xô đến ngôi làng nơi Quan sinh ra và lớn lên đã khiến giao thông hỗn loạn, và “một số người livestream thậm chí còn định trèo lên cây ăn quả ở nhà Quan để lấy một quả mít về làm kỷ niệm”.
Tờ báo cho biết ngôi làng đang cấm người ngoài vào trong, “bao gồm cả người thân của Quan” trong bối cảnh lo ngại rằng giao thông bất thường có thể khiến nơi đây trở thành một điểm nóng của Covid-19.
Trong kỳ Thế vận hội Tokyo vừa rồi, màn nhảy cầu cứng 10m với 3 điểm 10 của Quan đã gây ấn tượng mạnh, nhưng cô bé còn khiến mọi người nhắc tới nhiều hơn khi tiết lộ rằng cô tham gia bộ môn này để “kiếm được tiền chữa bệnh cho mẹ".
Phát biểu tại Tokyo sau khi giành Huy chương Vàng, Quan cho biết mình kiếm tiền để trang trải cho gia đình làm nghề nông ở tỉnh Quảng Đông, có 7 nhân khẩu và sống bằng thu nhập thấp. Mẹ cô đã phải nhập viện nhiều lần sau khi bị tai nạn cách đây nhiều năm. Quan nói: “Tôi muốn kiếm đủ tiền để nuôi mẹ”.
Kể từ khi thông tin về hoàn cảnh nghèo khó của gia đình Quan được chia sẻ, một bệnh viện địa phương ở Trạm Giang đã đề nghị cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế cho mẹ và ông nội cô bé cũng đang bị bệnh. Thời báo Hoàn cầuđưa tin rằng, có 3 doanh nghiệp ở Trạm Giang "sẽ tài trợ cho cô bé một ngôi nhà, một cửa hàng đồ ăn nhỏ và thưởng tiền cho cô ấy".
Quan và gia đình cô cũng được cung cấp vé miễn phí trọn đời để tham quan một số công viên giải trí, sở thú và khu nghỉ dưỡng. Một doanh nhân địa phương thậm chí đã đề nghị tặng 200.000 nhân dân tệ (hơn 700 triệu đồng) tiền mặt cho cha cô, nhưng gia đình đã từ chối.
Quan cũng được phục vụ suốt đời một món ăn đặc sản địa phương mà cô yêu thích là “latiao” - một món ăn nhẹ, cay làm từ bột mì và ớt.
![]() |
Quan cùng huấn luyện viên ăn mừng chiến thắng tại Tokyo ngày 5/8. |
Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, một hashtag có tiêu đề “xem nhà của Quan Hongchan” đã thu hút hơn 25 triệu lượt xem.
Tuy nhiên, một số người dùng cũng chỉ trích “hành vi của những người hâm mộ cuồng nhiệt”. Một người dùng mạng xã hội nhận xét: “Mặc dù thành tích của cô ấy đáng được cả xã hội công nhận, nhưng xét cho cùng, cô ấy vẫn là một thiếu niên vẫn còn trong sáng và giản dị, cần được bảo vệ khỏi sự cuồng tín người hâm mộ”.
Đăng Dương (Theo Independent)
Hành động ngồi đan len trên khán đài trong khi đồng đội đang thi đấu của Tom Daley được cho là bất lịch sự và thiếu tôn trọng.
" alt=""/>VĐV Olympic nhỏ tuổi nhất Trung Quốc: Chơi thể thao trả viện phí cho mẹMùa lúa chín cũng là lúc dân miền Tây quê tôi đi bắt cá trên ruộng, tát chừng một vũng là cả nhà ăn không hết. Mà nguyên cánh đồng thì biết bao nhiêu là vũng, bởi vậy bà con khỏi lo chuyện cá mắm trong bữa cơm. Cứ như cá để sẵn ngoài đồng, đến bữa thì xách thùng xách thau ra bắt về ăn. Ếch trong đám lúa cũng thường nhảy xuống vũng, xuống mương kiếm mồi. Chỉ cần đặt mấy cái lọp ếch, sáng ra có thể được vài ký. Ai thuộc thế hệ 7X hay 8X, từng gắn bó với ruộng đồng miền Tây, chắc không xa lạ gì những điều tôi vừa kể.
Nhưng đó là vũng nước hồi xưa, còn bây giờ, tôi ghé xem không thấy bóng dáng con cá nào, chỉ vài con ốc bươu vàng nằm lăn lóc. Cái vũng nước nhỏ khiến tôi suy nghĩ rất nhiều, có lẽ nó là một minh chứng về sự biến thiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền đất Tây Nam Tổ quốc trong những năm qua.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, suốt 20 năm qua (2000-2020), Đồng bằng sông Cửu Long luôn giữ vị thế "vựa lúa số một", với diện tích và sản lượng luôn đạt trên 50% tổng diện tích và sản lượng cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long cũng đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, phát triển được giống gạo ST-25 ngon nhất thế giới; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo công ăn việc làm cho 65% cư dân nông thôn của vùng.
Đó là những con số ấn tượng về sự phát triển của một vùng đất. Song, những mất mát trên mảnh đất này chưa được tính toán, thống kê đầy đủ.
Một nhiếp ảnh gia ở Hà Nội vào, nhờ tôi chở đi chụp vài bức ảnh về trẻ em miền Tây tắm sông. Tôi chở anh đi cả ngày từ An Giang qua Đồng Tháp rồi trở về, không thấy đứa trẻ nào tắm sông cả. Anh thất vọng vì chuyến đi không như mong muốn. Tôi giải thích bây giờ ít khi người ta tắm sông ở miền Tây, vì những con sông đã ô nhiễm nặng do nguồn nước xả ra từ các công ruộng sử dụng nhiều thuốc trừ sâu. Cá mắm cũng không thể sinh sống nổi, đang cạn kiệt dần. Sông rạch miền Tây bây giờ hầu như chỉ còn cá lau kiếng, một loại cá không có giá trị thương phẩm bao nhiêu nhưng lại là chúa tể hủy hoại môi trường.
Trước đây, người miền Tây cũng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhưng không nhiều. Hàng năm, sau hai mùa lúa sẽ đến mùa nước nổi. Lượng nước lớn làm ngập sâu các cánh đồng trong vài tháng, đủ để rửa sạch ô nhiễm, đồng thời bồi đắp phù sa màu mỡ cho vụ gieo trồng sau khi nước rút. Ngày nay, mùa nước nổi hiếm khi xuất hiện ở miền Tây. Nếu có, lượng nước cũng rất ít, bởi phần lớn đã bị ngăn chặn bởi đập thủy điện của các quốc gia khu vực thượng nguồn Mekong. Lại thêm, hệ thống đê bao thâm canh tăng vụ ở nhiều tỉnh miền Tây ngăn nước tràn vào đồng, để xoay vòng khai thác mảnh ruộng hết vụ này đến vụ khác, từ năm này qua năm khác. Do đó, ruộng không được đào thải chất ô nhiễm, không được bồi đắp phù sa hàng năm. Đất càng ô nhiễm càng cỗi cằn mà muốn duy trì năng suất thì phải tăng cường sử dụng phân bón hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Đây cũng là lý do chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, mà lợi nhuận ngày càng thấp.
Việc bao đê khép kín ở các vùng sản xuất thượng nguồn sông Cửu Long còn khiến lượng nước trong mùa mưa lũ không được tích trữ lại lâu trên các cánh đồng rộng lớn, mà theo các con sông trôi nhanh ra biển. Điều này phần nào khiến cho khu vực hạ nguồn thiếu nước vào mùa khô, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn. Để sản xuất nông nghiệp trong tình hình hạn mặn, người dân các tỉnh hạ nguồn phải tận dụng nguồn nước ngầm triệt để. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc tận dụng nguồn nước ngầm quá giới hạn đang gây ra hiện tượng sụt lún ở miền Tây, với tốc độ từ 1,0cm-2,5cm mỗi năm. Như vậy, khoảng 50 năm nữa, nhiều vùng đất ở miền Tây sẽ ngập sâu. Tương lai miền Tây rồi sẽ ra sao?
Khi vấn đề an ninh lương thực cơ bản được đảm bảo, miền Tây không nên quá đẩy mạnh sản lượng lúa gạo hàng năm. Thay vào đó, vùng này nên chú trọng nâng cao chất lượng, tăng giá trị nông sản. Đây là kiểu sản xuất tạo ra lợi nhuận cao đồng thời bảo dưỡng được tài nguyên. Việc thâm canh ba vụ lúa mỗi năm cần phải được xem xét, điều chỉnh lại để đất có thời gian "nghỉ ngơi"; phải tạo điều kiện cho nguồn nước tự nhiên bồi đắp phù sa đồng ruộng mỗi năm, đó cũng là cách giảm thiểu ô nhiễm môi trường như hiện nay.
Tại Hội nghị toàn quốc về thực hiện Nghị quyết phát triển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ngày 22/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Xây dựng và tổ chức thực hiện thật tốt quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo hướng xanh, bền vững và toàn diện; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, bảo đảm tích hợp, đa ngành; gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp và dịch vụ; giữa phát triển đô thị với xây dựng nông thôn mới; giữa phát triển kinh tế với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn; hình thành được các chuỗi giá trị ngành, sản phẩm của vùng...".
Người dân miền Tây như tôi hy vọng Nghị quyết sẽ không dừng lại trên văn bản, để cứu lấy một miền Tây đang tổn thương và cạn kiệt.
Trương Chí Hùng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Miền Tây cạn kiệtMẹ chồng tôi trẻ tuổi lại sống ở thành thị nên bà trẻ hơn tuổi rất nhiều. Ngày về ra mắt nhà chồng tôi sững người vì mẹ chồng tương lai trẻ quá. Bà không cho tôi gọi bằng “bác” mà chủ động xưng “mẹ” với tôi. Để từ đó tôi luôn nghĩ mình là con gái dù là phận làm dâu.
Tôi xuất thân từ miền quê nghèo khó. Thức ăn quanh năm chỉ có món kho làm món mặn và một món canh. Thường khi tới bữa cơm cứ chém to kho mặn ăn cho no bụng chứ chẳng kiểu cách cầu kỳ, thành ra tôi dù tốt nghiệp đại học nhưng đã quen với bếp trấu bếp củi bếp rơm chứ bắt bếp ga là tôi loay hoay, lúng túng. Mẹ chồng tôi chỉ dạy tôi từng chút một.
Mỗi khi ra chợ bà đều dắt tôi theo chỉ cho cách mua hàng ngon vừa ý mà không bị đắt. Về nhà mỗi bữa cơm dù có người ở (vì nhà tôi vốn có xưởng gia công đồ nhôm, sắt thợ hơn 20 người) nhưng đích thân bà vô bếp làm món ăn mà ba chồng tôi thích, nhân tiện chỉ dạy cho tôi luôn.
Chưa được 6 tháng làm dâu tôi đã biết tự đi chợ và phụ chị bếp nấu cho cả nhà những món ăn ngon mà họ thích. Nhà có giỗ chạp chỉ mỗi mẹ chồng và tôi làm đám, không phải đặt món nhà hàng hay thợ nấu mà vẫn đãi đằng tinh tươm.
Hàng xóm khen tôi giỏi, khen mẹ chồng tôi khéo lựa con dâu. Trong thâm tâm tôi phục mẹ biết dường nào. Bà đã cho tôi tất cả chứ người hậu đậu như tôi chỉ giỏi luộc trứng là cùng...
![]() |
Hơn 10 năm về làm dâu, tôi đã học được rất nhiều từ mẹ chồng. Ảnh minh hoạ |